035.606.16.16
Giờ làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật: 8h00 - 17h30

Khai thác, chế biến quặng Barite

035.606.16.16 Liên hệ để được tư vấn

Barit là khoáng vật thuộc lớp sulfat (BaSO4), là quặng chính của bari (Ba). Ngoài thành phần BaSO4 còn có BaCO3, SrSO4, SiO2, Fe2O3, còn có hợp chất của chì …

Khai thác, chế biến quặng Barit

 

 


Khai thác Barite giai đoạn 1

 

 

Sau khi chế biến và thành phẩm tạo thành

 

 

KHAI THÁC QUẶNG BARITE


1. Barite và các lĩnh vực sử dụng:
Barit là khoáng vật thuộc lớp sulfat (BaSO4), là quặng chính của bari (Ba). Ngoài thành phần BaSO4 còn có BaCO3, SrSO4, SiO2, Fe2O3, còn có hợp chất của chì …
- 77% Barite được sử dụng như tác nhân hỗ trợ cho dung dịch khoan trong thăm dò dầu mỏ và khí đốt.

- Các lĩnh vực sử dụng khác:
+ Sản xuất sơn và các chất phủ bề mặt. Do barite có khả năng tạo cho các loại sơn chất phủ độ bền hóa học cao, chịu mài mòn, chống ăn mòn, giảm tiếng ồn, nên được sử dụng nhiều. Hàm lượng barite trong bột sơn lên tới 15%.
+ Trong gia công chất dẻo, barit được áp dụng để tăng cường khả năng chịu mài mòn và ma sát cho sản phẩm. Barit cũng làm cho chất dẻo ít bị hấp thụ dầu. Các sản phẩm cao su chứa barit đều có tính chất chịu được mài mòn, ma sát, giảm được độ rung và cách âm...
+ Làm giảm tiếng ồn là một tính năng quan trọng của barit khi được sử dụng để sản xuất các tấm lót sàn hay tấm che trần ô tô, bảo đảm cho bên trong ô tô cách âm với bên ngoài và blôc động cơ. Trước đây khi sản xuất má phanh, người ta thường dùng chất độn là amian, hiện nay amian được thay bằng barit màu vì barit làm má phanh bền hơn và không độc, tùy theo loại sản phẩm mà có thể bổ sung tới 20 - 30% barit làm chất độn. Một ứng dụng khác của barit là khả năng chống phóng xạ. Bê tông nặng với thành phần barit có tác dụng che chắn phóng xạ để bảo đảm an toàn cho người.
+ Từ barite người ta có thể sản xuất nhiều loại hóa chất gốc bari, trong đó có bari cacbonat (BaCO3) là hóa chất được sử dụng nhiều trong sản xuất thủy tinh đặc biệt, gốm sứ, các chất điện phân v.v…
+ Barit cũng được sử dụng trong việc sản xuất sơn và giấy.
+ Trong quá khứ, barit được sử dụng để sản xuất bari hydroxit để luyện đường, làm màu nhuộm cho sợi dệt, giấy và sơn.
 Barit được cung cấp ở nhiều dạng và giá cả khác nhau phụ thuộc vào quá trình xử lý. Bằng quá trình vật lý như nghiền và ép vụn, sau đó tiếp tục được xử lý để đạt độ trắng, sáng và màu sắc thích hợp, barit có thể thay thế các vật phẩm có giá cao hơn.

2. Tài nguyên và chất lượng quặng Barit:

Từ những tính năng, công dụng của barit cũng như nguồn tài nguyên Barite tại tỉnh Tuyên Quang, năm 2002 Công ty TNHH 27-7 đã tổ chức khai thác quặng barite.  Với gần 15 năm kinh nghiệm khai thác quặng barite, hiện nay Công ty TNHH 27-7 đang tổ chức khai thác tận thu quặng Barite ở 6 điểm mỏ thuộc địa bàn huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến Khoáng sản của Công ty. Quặng barite do Công ty khai thác có 2 loại:
- Quặng gốc: Quặng barit gốc có dạng mạch phân bố trong đá vôi. Hàm lượng BaSO4 trung bình 40-60%.
    - Quặng lăn: Quặng lăn có nguồn gốc tàn tích và sườn tích được phân bố dọc theo các thân quặng gốc. Quặng lăn gồm các tảng, dăm kích thước khoảng vài cm đến vài dm. Quặng tương đối thuần khiết, chủ yếu đạt hàm lượng thương phẩm. Qua các tài liệu thu thập được ở các moong khai thác và các công trình thăm dò cho thấy quặng Barit ở đây đi kèm với các khoáng vật sunfua sắt đã bị Limonit hóa, quặng lăn dạng tảng, cục, dăm từ vài dm đến 1,6m.. Hàm suất thu hồi quặng thương phẩm trong thân quặng trung bình 0,28 tấn/m3.
Quặng barite khai thác với sản lượng trung bình từ 10.000-20.000 tấn quặng nguyên khai/năm đáp ứng được yêu cầu chất lượng của Nhà máy chế biến bột của Công ty tại KCN Sơn Nam xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

3. Công nghệ khai thác:
Đối với quặng barit gốc: dùng búa hoặc máy đập vỡ các tảng đá sau đó tách các ổ quặng bằng phương pháp thủ công. Trường hợp đá cứng hoặc quặng khối phải tiến hành nổ mìn.
Đối với quặng lăn: dùng máy xúc đánh tơi, phá vỡ liên kết giữa quặng và đất sau đó xúc lên sàng rung để tách rời đất lọt qua sàng, thu hồi quặng nằm trên sàng.
Đá quặng sau khi khai thác chọn lọc sơ bộ được vận chuyển bằng xe ô tô về Nhà máy chế biến khoáng sản của Công ty tại Khu Công Nghiệp Sơn Nam, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chế biến thành bột barit đạt tiêu chuẩn API cung cấp cho thị trường.

 

Giới thiệu về nhà máy chế biến khoáng sản của công ty



I. Địa điểm thực hiện
Nhà máy chế biến khoáng sản (Barite, Fenpats) của công ty được khởi công xây dựng năm 2006 và hoàn thành vào cuối năm 2007, tại cụm công nghiệp Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, với tổng diện tích được cấp phép xây dựng là 27.900 m2.


Cụm công nghiệp Sơn Nam là khu vực đã được UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt trong quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 có xét đến năm 2020. Đây là khu vực cửa ngõ của tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trên trục giao thông của tuyến quốc lộ 2C Tuyên Quang - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là con đường vận chuyển hàng hoá chính của khu vực Sơn Dương nói riêng và của tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang nói chung đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nối với các tỉnh miền núi phía Bắc, rất thuận tiện cho công ty vận chuyển nguyên liệu từ các mỏ về nhà máy cũng như vận chuyển thành phẩm sau chế biến cho các khu công nghiệp trong cả nước và xuất khẩu vì gần ga đường sắt Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đường sông cảng Việt Trì, đường bộ nối với các khu công nghiệp trong cả nước và cũng rất gần sân bay Nội Bài.


Lựa chọn xây dựng Nhà máy chế biến khoáng sản tại cụm công nghiệp Sơn Nam là phù hợp với quá trình đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.


Dự án chế biến bột barite từ đá tự nhiên của Công ty TNHH 27-7 là một quy trình công nghệ khép kín có hiệu quả cao từ khâu khai thác, chế biến, tới khâu tiêu thụ sản phẩm.

1. Quy mô của nhà máy:
Để đảm bảo cho công tác xây dựng và đưa nhà máy đi vào hoạt động công ty đã tiến hành các công việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà máy như sau:
1.San ủi mặt bằng, đầm đắp mặt bằng nhà máy: 400.000.000 đ
2.Nhà xưởng + nhà kho chứa thành phẩm: 2.200 m2 - 1.800.000.000 đ
3.Nhà điều hành, phòng hóa, kho, nhà bảo vệ: 800 m2 - 2.400.000.000 đ
4. Đổ bê tông bãi tập kết nguyên liệu, đường nội bộ:5.000 m2 - 500.000.000 đ
5.Nhà ở và bếp ăn tập thể 500 m2 - 1.000.000.000 đ
6. Hệ thống đường phụ trợ, thoát nước máy,
tường rào và các công trình phụ trợ. - 600.000.000đ - Công suất thiết kế: 45.000-48.000 tấn bột/năm.
- Công suất thực tế: 40.000-45.000 tấn bột/năm.
- Thời gian hoạt động của dự án: 40 năm.
 

2. Quy trình sản xuất bột Barite API:

* Giải thích quy trình:
Máy xúc xúc quặng Barite (đã qua tuyển thủ công) từ bãi đổ vào máy sàng tuyển, tại đây máy sẽ làm sạch, sàng lọc những lớp đất đá bụi bẩn. Sau khi sàng lọc xong quặng được đưa vào hệ thống cấp liệu, sau đó sẽ được đưa vào máy nghiền -> nghiền ra thành phẩm là bột Barite. Bột Barite được đóng bao trực tiếp ngay sau khi đưa ra khỏi máy nghiền. Công nhân hóa - KCS sẽ lấy mẫu phân tích từng bao -> Hàng đạt tỷ trọng API được xếp nhập kho. Hàng không đạt tỷ trọng được xếp riêng để phối lại.

 

3. Sản lượng, doanh thu bán sản phẩm bột Barite API (2007-2015):

 

 

II-  TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG.         
 
1. Tổ chức quản lý sản xuất.
 1.1. Về tổ chức quản lý:
Khu chế biến của công ty được tổ chức quản lý theo hình thức là một bộ phận sản xuất trực thuộc công ty. Nhà máy hoạt động sản xuất dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của công ty như các bộ phận sản xuất khác và được bố trí các bộ phận giúp việc đảm bảo cho hoạt động liên tục của nhà máy. Chỉ đạo sản xuất trực tiếp tại nhà máy là giám đốc điều hành, dưới giám đốc điều hành là các trưởng ca (mỗi tổ được bố trí 01 trưởng ca) chỉ đạo trực tiếp tại dây chuyền.
1.2. Về tổ chức sản xuất:
Khi tiến hành sản xuất công ty sẽ tổ chức sản xuất theo chế độ làm việc theo ca, mỗi ca bố trí 01 trưởng ca chịu sự chỉ đạo và phân công trực tiếp của giám đốc điều hành nhà máy.

2. Chế độ làm việc.

- Số giờ làm việc trong ca: 08 giờ/ca
- Số ca làm việc trong ngày: 03 ca/ngày
- Số ngày làm việc trong tháng bình quân: 20 ngày/tháng.
- Số tháng làm việc trong năm: 12 tháng/năm
- Tổng số ngày làm việc thực tế trong năm: 240 ngày/năm.
Trong đó, mỗi ca (08 giờ) làm việc được bố trí nghỉ giải lao vaàăn ca 30 phút, dọn dẹp và bàn giao cho ca sau 15 phút, số giờ làm việc hữu ích là 7 giờ 15 phút/ca.
Số ngày nghỉ tết, nghỉ lễ, nghỉ phép và các chế độ khác: Theo quy định của
Bộ luật lao động hiện hành.

3. Lao động sử dụng.
 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, năng lực thiết bị, nhu cầu lao động cần thiết của từng khâu trong nhà máy và yêu cầu về trình độ lao động. Trong thời gian đầu công ty chưa xây dựng được định mức lao động cụ thể cho từng khâu sản xuất loại sản phẩm này, trên cơ sở kinh nghiệm thực tế và qua khảo sát, tham khảo một số đơn vị bạn, công ty sẽ dự kiến định biên lao động cần thiết cho sản xuất kinh doanh bột đá  và đá các loại như sau:
3.1. Lao động quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại nhà máy:
- Giám đốc điều hành: 01 người
- Trưởng ca: 02 người
- Thống kê- kế toán: 01 người
- Vật tư: 01 người
- Thủ kho: 01 người
- Bảo vệ: 01 người
- Cấp dưỡng: 01 người
Cộng:  08 người
3.2. Lao động kỹ thuật:
- Kỹ thuật cơ khí điện: 01 người
- kiểm tra chất lượng: 02 người
                           Cộng: 03 người
3.3. Lao động trực tiếp:
Số lao động trực tiếp tại nhà máy chủ yếu là lao động đã có của công ty. Ngoài ra công ty còn tuyển dụng thêm một số lao động bổ sung với quan điểm ưu tiên tuyển dụng lao động chưa có việc làm tại địa phương, lao động là con em công nhân viên công ty và lao động có kinh nghiệm, có trình độ kỹ thuật.
Với quy mô và công suất như trên khi sản xuất công ty sử dụng lực lượng lao động trực tiếp tại các khâu của hệ thống nghiền 5R-4119 (Tính cho 01 ca sản xuất) như sau:
- Tổ trưởng (Điện, cơ khí, nạp liệu, đóng bao SP):    01 người/ca
- Vận chuyển đến kẹp hàm:    01 người/ca
- Điều khiển:    01 người/ca
- Đóng bao:    01 người/ca
- Cân sản phẩm:    01 người/ca
- Bốc xếp sản phẩm (lái xe nâng):    01 người/ca
- Lấy mẫu sản phẩm để phân tích:    01 người/ca
- Vệ sinh công nghiệp:    01 người/ca
- Lao động trực tiếp sản xuất: 2 ca x 5 người/ca:    10 người/ca
- Lái xe v/c sản phẩm đi tiêu thụ: 4 xe x 2 lái/xe:    08 người/ca
Cộng: Tổng số lao động sử dụng trong nhà máy:    37 người

III.CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG PCCN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

1. An toàn lao động.
Công ty luôn quan tâm công tác an toàn lao động làm hàng đầu trong quá trình sản xuất.
 Tất cả cán bộ công nhân viên đều được tập huấn về quy trình sản xuất, học tập về các biện pháp và nội quy an toàn lao động và được trang bị đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, thiết bị và dụng cụ bảo hộ an toàn, được khám sức khỏe định kỳ,…
Mọi cán bộ công nhân làm việc trong khu chế biến đều phải nắm vững về phương án, kỹ thuật thi công các công việc được giao đảm nhận.
Chỉ bố trí cho công nhân được đào tạo và có trình độ tay nghề, hiểu biết đầy đủ về công việc mới được đảm nhận các công việc kỹ thuật vận hành máy móc, thiết bị,…
Các thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển, bảo hộ lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị an toàn, dụng cụ lao động đều phải được kiểm tra kỹ về mức độ an toàn và khả năng làm việc theo đúng định kỳ. Chỉ sử dụng các thiết bị, dụng cụ còn đảm bảo về an toàn.
Trường hợp có tai nạn xảy ra phải có biện pháp cấp cứu và xử lý kịp thời, lập biên bản xác định rõ nguyên nhân xảy ra và phải phổ biến, rút kinh nghiệm cho mọi người.
Ngoài nhà ở còn phải xây dựng nhà bếp, nhà ăn đủ diện tích cho nấu bếp và ăn cho công nhân, tuyệt đối phải đảm bảo vệ sinh ăn uống.
Tại khu chế biến xây dựng các nhà tắm, nhà vệ sinh, hố rác... Có các biện pháp phòng chống cháy nổ, không để lẫn vật tư, thiết bị, dụng cụ nhất là các hóa chất dễ cháy, dễ nổ với nơi ở.

2.  Công tác phòng chống cháy nổ.
Thành lập đội chữa cháy tại khu vực nhà máy, được huấn luyện thường xuyên.
Có phương án PCCN được công an PCCN của tỉnh phê duyệt.
Bố trí đủ các loại bình chữa cháy loại: CO2, FZ, MTZ,…
Có đủ nguồn nước để chữa cháy các dụng cụ chữa cháy như: thang tre, xẻng, chăn, hố cát,…

3.  Công tác bảo vệ môi trường.
Theo kết quả đánh giá về tác động với môi trường thì dự án có ảnh hưởng gần như không đáng kể đến các yếu tố bảo vệ môi trường như: Về độc tố hóa học, về nguồn nước, về bụi và khí hậu, về nhiệt độ, độ ẩm, về ánh sáng, về tiếng ồn và độ rung, về các yếu tố khác như phóng xạ, điện trường,…
Việc chế biến sản phẩm tại nhà máy không làm thay đổi môi trường sinh thái khu vực nhà máy.
Để hạn chế tác động xấu đến môi trường trong khu vực đã thực hiện biện pháp trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống phun nước để hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh.
- Các xe chuyên chở nguyên vật liệu đất cát phải được che phủ kín, không chở đất, cát vượt quá thành xe tránh rơi vãi xuống đường, không chở quá tải làm ảnh hưởng đến đường giao thông.
- Che phủ khu vực công trường, có nội quy, quy định cho các phương tiện giao thông để giảm tiếng ồn.
- Có kế hoạch, biện pháp thu gom chất thải rắn.
Thực hiện biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường định kỳ.
Công ty thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho tất cả công nhân viên tham gia dự án nắm được và nâng cao ý thức để thực hiện tốt những quy định của Luật bảo vệ môi trường.
 

Có thể bạn quan tâm

  • Đối tác 8
  • Đối tác 7
  • Đối tác 6
  • Đối tác 5
  • Đối tác 4
  • Đối tác 3
  • Đối tác 1
  • đối tác 2