Mỏ đá Tuân Lộ
Mỏ cách trung tâm thành phố Tuyên Quang về phía Nam khoảng 50 km, cách thị trấn Sơn Dương 16 km và cách khu công nghiệp Sơn Nam về phía Bắc khoảng 15 km.
I. Vị trí địa lý
1. Vị trí địa lý khu vực khai thác
Điểm mỏ đá vôi núi Thất Công, thôn Tân Tiến, xã Tuân Lộ, huyện Sơn Dương có tọa độ các điểm góc 1, 2, 3, 4, 5, 6 được xác định trên bản đồ tỷ lệ 1/50000 hệ VN như sau:
Mỏ cách trung tâm thành phố Tuyên Quang về phía Nam khoảng 50 km, cách thị trấn Sơn Dương 16 km và cách khu công nghiệp Sơn Nam về phía Bắc khoảng 15 km, cách đường Quốc lộ 2C khoảng 500m.
2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội:
a. Dân cư:
Dân cư trong xã chủ yếu bao gồm người kinh, người Cao Lan, người Dao sống dọc theo tuyến quốc lộ 2C và tập trung thành các khu, làng xóm dọc theo đường trục chính và ven chân núi, ngành nghề chủ yếu là làm ruộng nước, trồng rừng, trông cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, chè mía... đời sống của nhân dân địa phương đã có điều kiện tương đối ổn định.
b. Kinh tế:
Do nền kinh tế trong vùng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sản phẩm chính của hộ gia đình là nông nghiệp nên đời sống nhân dân tuy đã đủ ăn và có tích lũy nhưng chưa nhiều. Ngoài ra còn có các ngành nghề dịch vụ như chế biến nông sản, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp. Những năm gần đây, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực từ thuần nông sang thủ công nghiệp và dịch vụ như cung cấp mía cho nhà máy đường, giá chè ổn định và thị trường xuất khẩu khả quan đã có thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình
c. Các yếu tố tác động đến hoạt động khai thác mỏ:
Quanh khu vực mỏ không có đền chùa, miếu mạo, di tích lịch sử và cảnh quan du lịch, không thuộc đất an ninh quốc phòng, Việc mở mỏ khai thác lấy đá làm nguyên liệu phục vụ cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhà cửa sữ tác động tích cực, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho một bộ phận nhân dân.
Nguồn cung cấp điện, nước cho mỏ được lấy từ hệ thống cung cấp cấp điện của huyện (xây dựng trạm hạ thế 35kv, đường điện 35kv kéo qua chỉ cách mỏ khoảng 600m)
Nguồn lao động cho mỏ:
Lực lượng công nhân lao động phổ thông lấy từ nguồn nhân lực tại địa phương và được tuyển dụng bằng hình thức hợp đồng có thời hạn. Lực lượng lao động này được huấn luyện về kỹ thuật khai thác mỏ và kỹ thuật an tòan trong khai thác mỏ lộ thiên.
Lực lượng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật lấy từ nguồn cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật hiện có của Công ty.
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho mỏ được mua từ các cửa hàng bán xăng dầu của xã hoặc chuyển từ các doanh nghiệp cung ứng đến mỏ.
Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng trong thời kỳ xây dựng cơ bản và trong thời kỳ mỏ hoạt động bình thường:
Đá lấy ngay tại mỏ;
Cát, sỏi lấy ngay tại địa phương.
Nguồn vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất của mỏ được mua tại thị trường trong và ngoài nước.
d. Cơ sở hạ tầng giao thông:
Giao thông tại khu vực khai thác mỏ tương đối thuận tiện khu mỏ đã có đường vận chuyển đến tận trung tâm mỏ, tuyến đường này nối với quốc lộ 2C đã có nằm cách mỏ khoảng 0,5km. Để có thể vận chuyển sản phẩm từ khu khai thác ra đường chính, công ty sẽ tu sửa nâng cấp lại tuyến đường sẵn có từ mỏ ra có thể sử dụng các loại xe 15 tấn vận chuyển vật liệu thuận tiện. Công ty sẽ sử dụng đường bộ để vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ tại huyện Sơn Dương và tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông tin tương đối thuận lợi vì khu vực này đã được phủ sóng điện thoại di động của các nhà mạng cung cấp trên địa bàn.
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ.
1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, khí hậu thủy văn.
a. Đặc điểm địa lý tự nhiên:
Điểm mỏ đá vôi núi Thất Công, thôn Tân Tiên, xã Tuân Lộ, huyện Sơn Dương có vị trí cách trung tâm huyện Sơn Dương 16 km.
Khu vực khai thác nằm trong dãy núi đá vôi Tuân Lộ, có hướng kéo dài theo hướng Đông - Tây, bề mặt địa hình khu mỏ mang đặc điểm địa hình núi đá vôi, dạng cacst có địa hình dương cao so với xung quanh, độ cao đỉnh núi mức +180m, bề mặt địa hình tương đối dốc đứng, sườn núi dốc 60-850.
Dưới chân núi tại khu trung tâm mỏ, địa hình chia thành một vài cấp có mặt bằng tương đối bằng phẳng, hiện nay đất canh tác của các hộ gia đình thuộc xã Tuân Lộ, huyện Sơn Dương.
b. Đặc điểm khí hậu:
Khu vực khai thác chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu thay đổi theo mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4-10 hàng năm, mùa khô từ tháng 11-3 năm sau;
Lượng mưa hàng năm trung bình từ 170mm-175mm, tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất đạt trên 320mm/tháng. Mùa khô từ tháng 11-3 lượng mưa trung bình không quá 60mm/tháng.
Nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo mùa, mùa nóng nhiệt độ cao 270-350C, mùa rét từ 100-200C. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 22-240C.
Độ ẩm trung bình hàng năm từ 40-90%, trung bình năm đạt khoảng 63-65%.
c. Đặc điểm địa chất thủy văn
Khu mỏ có địa hình catstơ dốc rất dễ tiêu thoát nước. trong khu mỏ hầu như không tồn tại hoặc xuất hiện thường xuyên các mạch nước ngầm và không tích tụ những nguồn nước mặt nên rất thuận lợi cho công tác khai thác mỏ.
d. Đặc điểm địa chất công trình:
Điểm mỏ đá vôi núi Thất Công, thôn Tân Tiến, xã Tuân Lộ có cấu trúc khối và độ bền cơ học cao. Qua kết quả khảo sát đánh giá trữ lượng và phân tích mẫu cơ lý đá cho thấy:
- Độ ẩm tự nhiên <2%;
- Dung trọng trung bình: 1,6T/m3.
- Độ ẩm, lỗ hổng tối đa: 3,2%.
- Cường độ kháng nén trung bình: 950kg/cm3.
- Lực dính kết trung bình: 352kg/cm3.
- Góc ma sát trung bình: 350.
đ. Đặc điểm địa chất khoáng sản:
Diện tích mỏ khoảng 60.000m2 (6,0 ha), đá vôi phân lớp mỏng đến dày cắm đơn nghiêng về phía Đông Bắc - Tây Nam. Phần thấp nhất của tầng đá vôi có sự chuyển tiếp từ trầm tích lục nguyên sang trầm tích Cacbonnat, được thể hiện bởi lớp cát xám đen, xám sáng đến xám trắng. Kích thước các hạt Canxit rất nhỏ và có độ hạt không đều, đá vôi tinh khiết. Thành phần khoáng vật canxit cao, với đặc điểm đá vôi này sử dụng tốt cho công trình đường giao thông, công trình thủy lợi, công trình xây dựng cơ bản.
Khu mỏ không có các khoáng sản khác đi kèm.
e. Trữ lượng địa chất:
Căn cứ Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá vôi Tân Tiến, xã Tuân Lộ huyện Sơn Dương đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang thẩm định, xét duyệt và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 20/3/2012 có tổng trữ lượng địa chất đá vôi cấp 121+122 là 2.931.170 m3 (7.914.159 tấn)trong đó cấp 121 là 1.766.820 m3.
III. HIỆN TRẠNG MỎ.
Mỏ đá vôi Tân Tiến đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác một phần diện tích cho HTX nông lâm nghiệp Tuân Lộ khai thác. Tuy nhiên hiện nay đơn vị chưa tiến hành khai thác tại vị trí được cấp phép và đã làm thủ tục trả lại giấy phép khai thác vì đã hết hạn do vậy vậy tại khu vực này vẫn còn nguyen hiện trạng
Hiện trạng khu vực xin cấp phép khai thác trên bề mặt là lớp thảm thực vật cùng cây và dây leo, phần dưới lớp phủ theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ phía Đông Bắc đến trung tâm diện tích cấp mỏ chiều dài khoảng 180m, bao gồm các vách đá dựng đứng có chiều cao từ 3-10m gối lên nhau kéo dài từ chân núi đến đỉnh núi, phần từ trung tâm đến phía Tây Nam của mỏ đoạn từ chân núi lên lưng chừng núi có địa hình thoải hơn được phủ một lớp đất mỏng từ 0,5-1m, từ lưng chừng núi đến đỉnh núi là đá vôi có địa hình các tơ, có độ dốc lớn. Toàn bộ phần diện tích sát chân núi bao gồm các tảng đá có kính thước lớn nhỏ khác nhau nằm rải rác, có nơi tập trung lại thành đống lớn cần được xử lý tạo chân tầng khai thác với diện tích khoảng 7.000m2 có địa hình thoải dần ra phía suối Lầm chảy qua khu mỏ.
Toàn bộ khu vực dự kiến xin cấp phép là đất sản xuất. Hiện đang thuộc Ủy ban nhân dân xã Tuân Lộ quản lý.
IV - MỤC TIÊU ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN.
1. Sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản từ các mỏ trong tỉnh làm nguyên liệu chế biến thành phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.
2. Tạo thêm việc làm, thu hút nhiều lao động là con em các dân tộc tại địa phương có mức thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân khu vực, đồng thời từng bước làm thay đổi nhận thức, tư duy của nhân dân về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với nền kinh tế ở các khu vực nông thôn miền núi phía Bắc.
3. Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ theo nội dung Chỉ thị số 10/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005.
Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá các loại tại khu vực xã Tuân Lộ, huyện Sơn Dương, là quy trình khép kín từ khâu khai thác đến tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt công ty tập trung vào một số loại sản phẩm chính là sản xuất bột đá, đá rửa, đá pây, đá xô bồ, đá 1-2, 2-4, 4-6, đá hộc. Công ty sẽ lắp đặt:
- 01 dây chuyền nghiền.
- 01 dây chuyền xay đá.
- 01 dây chuyền tuyển.
Dây chuyền sản xuất, bột đá, đá rửa với công suất 50.000 – 55.000 tấn/năm.
Dây chuyền xay đá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường địa phương công suất 90.000 – 95.000 m3/năm.
4. Trong quá trình sản xuất, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu thị trường, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng khoáng sản sẵn có của tỉnh và các tỉnh lân cận để phát huy hết năng lực thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm các sản phẩm mới phục vụ các nhu cầu của xã hội.
|